Nghệ thuật Pitching hợp tác cùng nhãn hàng cho Nhà sáng tạo nội dung

Mọi Nhà sáng tạo nội dung đều muốn thu hút khách hàng, kí hợp đồng mới và thu về những khoản doanh thu cho mình. Mặc dù ngày nay điều đó rất khả thi thông qua YouTube, nhưng khi bạn đang dồn hết công sức và nỗ lực để tạo ra nội dung chất lượng cao nhưng không ai liên hệ với bạn thì thật sự quá khó chịu đúng không nào?

Và khi đó, chính là lúc bạn cần phải chủ động hơn trong việc chuyển đổi từ networking sang hiệu quả, lợi ích thực tiễn thông qua việc Pitching. Pitching là gì? Hãy cùng METUB tìm hiểu ngay nhé!

 

1. Pitching là gì?

Thực sự có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với từ Pitching, nhưng hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu các kiến thức xoay quanh Marketing Pitching để kiếm về những bản hợp đồng giá trị thông qua YouTube. Nói đơn giản, chúng ta có thể hiểu việc này dùng để thuyết phục ai đó về một chủ đề cụ thể. Ví dụ, trong kinh doanh, một nhóm thường phải trình bày một dự án hoặc ý tưởng cho các nhà đầu tư hoặc giám đốc để được chấp thuận, cung cấp kinh phí nhằm hiện thực hoá dự án.

Do đó, Pitching trong lĩnh vực marketing về cơ bản là bạn biết cách bán mình với tư cách là nhà sáng tạo nội dung để có được khách hàng mới “booking” hoặc để quảng cáo dịch vụ của bạn và khách hàng ở đây là các nhãn hàng.

Nhìn chung, chúng ta sẽ có thể dễ dàng thấy được có hai loại Nhà tạo nội dung - những người muốn quảng bá dịch vụ hoặc doanh nghiệp của họ (dịch vụ chụp ảnh, dịch vụ truyền thông xã hội, dịch vụ thiết kế đồ họa, dịch vụ viết, v.v.) và những người muốn làm việc trực tiếp với thương hiệu để tạo nội dung, quảng bá sản phẩm cho thương hiệu đó

 

2. Pitching thế nào khi bạn là Nhà sáng tạo tự do?

Nếu bạn là Nhà sáng tạo nội dung tự do hoặc bạn khao khát trở thành Nhà sáng tạo nội dung, bạn phải biết rằng làm việc freelance và Pitching luôn đi đôi với nhau ngay cả khi bạn nhận được nhiều offers từ các nhãn hàng.

Ví dụ: nếu bạn thấy mình trong tình huống đang dần mất hầu hết khách hàng cũ, bạn có thể bắt đầu Pitching với những khách hàng mới để thiết lập các mối quan hệ mới.

Sau đây sẽ là một vài mẹo khi Pitching với khách hàng mới mà bạn nên thuộc lòng:

→ Cá nhân hoá: Luôn thêm một thứ gì đó mang dấu ấn cá nhân của bạn vào “bài” Pitch, đây là thứ sẽ giúp bạn nổi bật hơn các Nhà sáng tạo khác. Bên cạnh đó, hãy truy cập vào trang cá nhân của khách hàng, tìm hiểu kĩ về đối tượng để đưa ra chiến lược phù hợp nhất.

→ Tập trung vào nhu cầu của khách: Bạn có thể cho khách nhận thấy mình là người có năng lực, có kinh nghiệm nhưng đừng nói quá nhiều về bản thân. Thay vào đó là tập trung giải quyết nhu cầu, trở ngại của khách hàng vì thực ra nhiều khách chỉ chú ý đến kết quả mà thôi.

→ Luôn đính kèm các kết quả từ công việc cũ: Chuyện này nghe thì có vẻ hiển nhiên nhưng nhiều người vẫn quên làm. Những tài liệu bạn có thể đính kèm theo bao gồm portfolio, các case study thành công, trang web, blog của riêng mình.

→ Đưa ra lời khuyên miễn phí (nhưng hiệu quả): Ví dụ nếu bạn là người quản lý mạng xã hội, bạn có thể đề xuất điều gì đó mà họ có thể cải thiện chiến lược YouTube của mình. Nó có thể đơn giản như tối ưu hóa tiểu sử của họ với các từ khóa phù hợp.

→ Tiếp tục theo dõi: Hầu hết bạn sẽ không nhận được cái gật đầu từ khách ngay ở lần Pitching đầu tiên, vì vậy cần có một chiến lược lâu dài gồm các giá trị mới lạ, khác nhau để tiếp tục theo dõi, thuyết phục khách hàng.

 

3. Pitching ra sao khi bạn muốn làm việc cùng thương hiệu?

Nếu kế hoạch của bạn là Pitching với thương hiệu để thiết lập mối quan hệ đối tác trả phí, thì trình tự cũng  tương tự như trên nhưng sẽ có một vài điểm cần lưu ý thêm:

→ Nắm rõ thương hiệu từ A tới Z: Nếu thực sự muốn hợp tác với một thương hiệu, bạn phải yêu thích thương hiệu đó và nắm chắc nằm lòng được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị mà họ muốn truyền tải. Bắt đầu đăng bài về thương hiệu đó trên trang cá nhân của mình để gây sự chú ý đối với nhãn hàng sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.

→ Tạo dấu ấn cá nhân nhưng vẫn giữ được sự chuyên nghiệp: Mặc dù dấu ấn cá nhân là vô cùng quan trọng nhưng đừng vì thế mà trở nên thô lỗ, sỗ sàng trong mắt đối tác của mình. Giữ phong thái điềm tĩnh, lịch sự sẽ khiến khách hàng tin tưởng bạn hơn, đôi khi họ còn xem đó như một cá tính riêng giúp bạn nổi bật hơn các Nhà sáng tạo ngoài kia.

→ Tập trung vào mục tiêu và giá trị của nhãn hàng: Như đã nói ở trên, nếu bạn đã theo dõi thương hiệu được một hành trình đủ dài, bạn nên biết rõ về sứ mệnh và giá trị của nó. Nói vài điều về quan điểm tích cực của mình đối với hai yếu tố đó, kèm theo một lời khen sẽ nhanh chóng chiếm được cảm tình của đối phương.

→ Đừng chỉ cho khách… xem ảnh: Bạn càng cung cấp nhiều tư liệu, họ sẽ càng tin tưởng bạn. Đây là lúc vận dụng hết tất cả kĩ năng mình có để mang đến cho thương hiệu những cái nhìn trực quan hơn về lời đề nghị bạn đưa ra. Ví dụ: Đưa ra một cái nhìn khái quát đầy đủ về chiến dịch bạn sẽ thực hiện cho họ thay vì chỉ cho họ xem ảnh các chiến dịch mình từng làm.

→ Đính kèm Portfolio, trang mạng xã hội: Tất cả nhãn hàng sẽ yêu cầu được xem qua các nền tảng mạng xã hội mà bạn đang nắm giữ nhằm kiểm tra lượt tương tác, tỉ lệ chuyển đổi,... Vì vậy hãy nhớ đính kèm tất cả kèm theo một bản Portfolio để họ không tốn thêm thời gian tìm hiểu, cân nhắc.

 

Khi bắt đầu tham gia cuộc chơi sáng tạo mang đầy mùi “kinh tế” này có lẽ sẽ gặp rất nhiều khó khăn bất cập. Nhưng hãy kiên trì, vì chỉ sau vài lần Pỉtching bạn sẽ nhanh chóng quen dần với mọi thứ và hoàn thành mục tiêu mình đề ra thật dễ dàng. Đừng lo lắng vì sẽ có METUB ở đây để đồng hành cùng bạn nhé!

PREV
Công thức tối ưu lượt tương tác “xanh” trên YouTube
Next
THAY “ÁO MỚI” CÙNG TÍNH NĂNG HANDLE TRÊN YOUTUBE
Tracking view