1. Sau đợt giãn cách, tỉ lệ người đi du lịch tăng trưởng vượt bậc so với trước khi dịch bệnh diễn ra, đồng thời tạo cho mọi người một thói quen lên kế hoạch và chi tiêu du lịch trực tuyến.
Dù ảnh hưởng đại dịch, ngành du lịch Việt Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng. Hàng loạt địa phương liên tục “tung” ra các chương trình kích cầu nhằm thu hút du khách.
Trong bối cảnh ngày nay, ngành du lịch Việt Nam đang cùng chung tay hành động với sự đồng lòng vào cuộc của cả doanh nghiệp, địa phương và cơ quan quản lý để cơ cấu lại, nhất là cơ cấu lại nguồn khách, cơ cấu lại sản phẩm phù hợp để đón nhận cơ hội mới. Những đột phá, sáng tạo trong cách làm du lịch trong thời gian chống đỡ với dịch Covid-19 vừa qua sẽ là nền tảng tạo đà để du lịch Việt Nam tìm được thời cơ trong thách thức, chủ động đón nhận cơ hội mới ngay sau khi hết dịch, tiếp tục khẳng định vị thế du lịch Việt Nam.
Với nguyên nhân là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, ngành du lịch đã chứng kiến nhiều thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam dành cho các hoạt động du lịch trong năm qua. Nắm bắt những thay đổi này là điều cần thiết để các doanh nghiệp du lịch định hình con đường phục hồi hoạt động kinh doanh trong tương lai, đặc biệt là với thói quen tiêu dùng và lên kế hoạch chi tiêu du lịch trực tuyến của đại chúng. Các Nhà sáng tạo nội dung có thể biến mình trở thành một tư vấn viên giàu kinh nghiệm chia sẻ lại những điều mình biết theo hướng hiện đại và tiện lợi nhất. Sau đây, METUB gửi đến bạn một số gợi ý cách làm nội dung tư vấn du lịch như sau:
Tư vấn apps du lịch phù hợp
Hoàng Hà Channel
Hướng dẫn dành cho người mới đi du lịch
Sunshine in Bangkok
2. Mọi người có xu hướng du lịch tự túc nhiều hơn là đi tour du lịch
Du lịch tự túc không thông qua các công ty du lịch đang là một trong những xu hướng “lên ngôi” sau khi ngành du lịch mở cửa hoạt động trở lại. Số liệu từ Tổng cục Du lịch cho thấy, sau dịch COVID-19 được kiểm soát, lượng khách nội địa đã tăng dần đều và đang bùng nổ trong dịp cao điểm hè. Xu hướng này không chỉ có ở Việt Nam mà đang “nở rộ” trên toàn thế giới khi những “ông trùm” trong làng công nghệ đang cung cấp hàng loạt các nền tảng du lịch trực tuyến.
Từ đầu năm đến nay, xu hướng du lịch tự túc không thông qua các công ty du lịch đang lên ngôi sau khi ngành du lịch được hoạt động trở lại. Số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam cho thấy, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, lượng khách nội địa đã tăng dần đều và đang bùng nổ trong dịp cao điểm hè. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2022, cả nước đã đón được 60,8 triệu lượt du khách, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 265.000 tỷ đồng. Song, thực tế số du khách có thể cao hơn rất nhiều so với số được thống kê, bởi có rất nhiều du khách đi du lịch theo phương thức tự túc bằng xe cá nhân hoặc theo dạng chỉ mua dịch vụ combo phòng, vé máy bay.
Một trong những lý do khiến du lịch tự túc tăng cao chính là sự chủ động của khách để thích ứng với hoàn cảnh mới, không bị phụ thuộc vào các công ty lữ hành. Du lịch tự túc mang lại cho du khách thời gian tự do thoải mái, tùy ý xuất phát vào những khung giờ phù hợp với bản thân, có thể dừng chân lâu hơn hoặc nhanh hơn ở một địa điểm nếu có nhu cầu, mức chi cho chuyến đi hoàn toàn tự chủ.
Ưu điểm lớn nhất của du lịch tự túc so với tour chính là sự tự do. Kể cả khi bạn đặt tour riêng (private tour) thì lịch trình, thời gian, sinh hoạt của bạn vẫn bị trói buộc. Trên đường đi, bạn muốn thay đổi điều gì cũng khó. Trong phần lớn các tour phổ thông, mọi sinh hoạt của du khách đều bị giới hạn thời gian và không gian. Nhiều khách ăn chưa đủ no, ngủ chưa đủ giấc đã bị... "lùa lên xe" đi tiếp. Đến điểm tham quan, mới chụp được vài cái ảnh đã phải tập hợp để điểm tiếp theo, muốn đổi điểm không được. Công ty tour luôn phải cố gắng hoàn thành cam kết trước đó. Còn nếu bạn đi tự túc, thời gian, sinh hoạt là của bạn, mọi quyết định đều thuộc về bạn. Bạn có thể đến những nơi không bao giờ xuất hiện trên chương trình tour. Bạn có thể thay đổi lịch trình tùy thích, muốn dừng chân ở đâu bao lâu cũng được, miễn sao đủ sức khỏe, thời gian và tiền.
Nhà sáng tạo có thể tham khảo từ các YouTuber thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về du lịch tự túc:
Chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch tự túc
Gia Đình Cam Cam
Hướng dẫn Pack đồ đi du lịch
Linh Pham
3. Du lịch nội địa đứng đầu về mức tăng trưởng trong mùa hè năm 2022, đồng thời mức tăng trưởng quốc tế dự kiến sẽ tăng cao hơn vào năm 2023
Cùng với việc mở cửa trở lại du lịch, năm 2022 đã có nhiều hội nghị, hội thảo bàn về phát triển du lịch sau Covid-19 với nhiều dự báo, tính toán về tốc độ phục hồi và kịch bản phát triển du lịch cho Việt Nam. Ðánh giá chung khẳng định, dịch bệnh ở Việt Nam đã được kiểm soát tốt, kinh tế - xã hội đã và đang phục hồi, phát triển nhanh chóng, trong đó có kinh tế du lịch.
Năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng, thậm chí tốc độ tăng có thể sẽ rất cao, nhưng lượng khách chưa thể phục hồi và đạt được ngưỡng như năm 2019. Vì thế, với thị trường khách du lịch quốc tế, Việt Nam cần tập trung khai thác thị trường đã mở cửa, các thị trường du lịch đã phục hồi kết nối hàng không. Bên cạnh đó, đầu tư mạnh mẽ thu hút các thị trường mới nổi, nhiều tiềm năng, triển vọng như Ấn Ðộ, Trung Ðông; đồng thời thực hiện miễn thị thực du lịch cho các nước châu Âu, Australia, New Zealand, Canada, Mỹ; kéo dài thời hạn lưu trú cho các đối tượng khách du lịch được miễn thị thực lên 30 ngày.
Để tham gia vào trào lưu kích cầu du lịch trong nước và ngoài nước, nhà sáng tạo nội dung có thể triển khai những định dạng nội dung như sau:
Travel Blog
Nong Tiên Official
Gợi ý Summer Outfit
MaiHuong Makeup